1. Góc
Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
hoặc ∠O
2. Góc bẹt
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
3. Vẽ góc
Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)
+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o
+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước
Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo
4. Điểm nằm trong góc
Điểm nằm trong góc
- Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau,
điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Khi đó tia OM nằm trong góc xOy
- Nếu tia OM nằm trong góc xOy : thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy
Hướng dẫn giải Bài tập SGK
Bài 6
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là ...... Điểm O là ...... Hai tia Ox, Oy là ......
b) Góc RST có đỉnh là ......, có hai cạnh là ......
c) Góc bẹt là ......
Lời giải:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là góc xOy. Điểm O là đỉnh. Hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc.
b) Góc RST có đỉnh là S, có hai cạnh là SR và ST.
c) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Bài 7
Quan sát hình 7 rồi điền vào bảng sau:
Lời giải:
Hình | Tên góc (cách viết thông thường) | Tên đỉnh | Tên cạnh | Tên góc (cách viết kí hiệu) |
b
| Góc TMP, góc PMT, góc M Góc MTP, góc PTM, góc T Góc MPT, góc TPM, góc P | M T P | MT, MP TM, TP PM, PT | |
c | Góc xPy, góc yPx, góc P góc ySz, góc zSy, góc S | P S | Px, Py Sy, Sz |
Bài 8
Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình 8. Có tất cả bao nhiêu góc?
Lời giải:
Có 3 góc là góc BAC, góc CAD, góc BAD
Kí hiệu:
Có tất cả ba góc.
Bài 9
Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau:
Khi hai tia Oy, Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia .....
Lời giải:
Khi hai tia Oy, Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia Oy và Oz.
Bài 10
Lấy ba điểm không thằng hàng A, B, C. Gạch chéo phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong cả ba góc BAC, ACB, CBA.
Lời giải:
Phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc BAC là:
Phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc ACB là
Phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc ABC là:
Vậy phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong cả ba góc BAC, ACB, CBA là phần chung của 3 hình vẽ trên và là phần trong của tam giác ABC.