Đề trắc nghiệm ôn tập Toán 7 Hình học Chương 1

          Các em nhấn vào link bên dưới để làm bài kiểm tra nhé! 

    Nhấn vào link:      Đề trắc nghiệm ôn tập Toán 7 Hình học Chương 1

     Sau khi làm bài nhấn nộp bài và xem lại kết quả! 
     Thầy sẽ tổng hợp điểm và thông báo đến các em!
  • Đạt 140/200 điểm thì các em hoàn thành kiến thức!
  • Chú ý: Nếu chưa đăng nhập Gmail thì hệ thống sẽ bắt đăng nhập Gmail các em mới làm được bài nhé!







Đề trắc nghiệm ôn tập Toán 6 - Chương 2

         Các em nhấn vào link bên dưới để làm bài kiểm tra nhé! 
    Nhấn vào link:      Đề trắc nghiệm ôn tập Toán 6 Chương 2

     Sau khi làm bài nhấn nộp bài và xem lại kết quả! 
     Thầy sẽ tổng hợp điểm và thông báo đến các em!
  • Đạt 300/400 điểm thì các em hoàn thành kiến thức!
  • Chú ý: Nếu chưa đăng nhập Gmail thì hệ thống sẽ bắt đăng nhập Gmail các em mới làm được bài nhé!

Bài 5: Hàm số

 

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa hàm số

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số

Nhận xét: Nếu đại lượng y là hàm số của đại lượng x thì mỗi giá trị của đại lượng x đều có một giá trị tương ứng duy nhất của đại lượng y( hay mỗi giá trị của x không thể có hơn một giá trị tương ứng của đại lượng y)

Chú ý:

   + Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng

   + Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức,…

 Khi y là hàm số của x ta có thể viết: y = f(x); y = g(x);...

Ví dụ:

Có các hàm số như sau: y = 2x;    y = -x;     y = 3x+2

Ví dụ:

Bài 1: Cho hàm số f(x) = x2 + 3x + 2. Tính f(-1); f(0); f(1/2)

Hướng dẫn giải:

Ta có: f(x) = x2 + 3x + 2

Do đó:

Lý thuyết Hàm số - Lý thuyết Toán lớp 7 đầy đủ nhất


Hướng dẫn giải bài tập SGK

Bài 24 (trang 63 SGK Toán 7 Tập 1): 

Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:

x-4-3-2-11234
y1694114916

Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không ?

Lời giải:

Nhận xét: Với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.

Bài 25 (trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): Cho hàm số y = f(x) = 3x2 + 1. Tính

Giải bài 25 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

Ta có y = f(x) = 3x2 + 1. Do đó:

Giải bài 25 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải toán lớp 7

Bài 26 (trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): 

ho hàm số y= 5x - 1. Lập bảng giá trị tương ứng của y khi:

Giải bài 26 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải toán lớp 7

Lời giải:

Ta có y = 5x - 1

Khi x = -5 thì y = 5.(-5) - 1 = -25 - 1 = -26

Khi x = -4 thì y = 5.(-4) - 1 = -20 - 1 = -21

Khi x = -3 thì y = 5.(-3) - 1 = -15 - 1 = -16

Khi x = -2 thì y = 5.(-2) - 1 = -10 - 1 = -11

Khi x = 0 thì y = 5.(0) - 1 = 0 - 1 = -1

Giải bài 26 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải toán lớp 7

Vậy ta có bảng giá trị sau:

Giải bài 26 trang 64 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải toán lớp 7

Bài 27 (trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): 
Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá trị tương ứng của chúng là

a)

x-3-2-11/212
y-5-7,5-1530157,5

b)

x01234
y22222

Lời giải:

a) Vì mọi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x

b) Vì mọi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x

Bài 28 (trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): Cho hàm số Giải bài 28 trang 64 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

a) f(5) = ? ; f(-3) = ?

b) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số vào bảng sau:

x-6-4-325612
Giải bài 28 trang 64 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Lời giải:

Giải bài 28 trang 64 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

b) Lần lượt thay x bởi -6, -4 ; -3 ; 2 ; 5 ; 6 ; 12 vào công thức Giải bài 28 trang 64 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7 ta được các giá trị tương ứng y là -2; -3; -4; 6; 2, 4; 2 và 1.

Ta được bảng sau:

x-6-4-325612
Giải bài 28 trang 64 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7-2-3-462,421

Bài 29 (trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): 

Cho hàm số y = f(x) = x2 - 2. Hãy tính f(2) ; f(1) ; f(0) ; f(-1) ; f(-2)

Lời giải:

Ta có y= f(x) = x2 - 2

Do đó f(2) = 22 - 2 = 4 - 2 = 2

    f(1) = 12 - 2 = 1 - 2 = -1

    f(0) = 02 - 2 = 0 - 2 = -2

    f(-1) = (-1)2 - 2 = 1 - 2 = -1

    f(-2) = (-2)2 - 2 = 4 - 2 = 2

Bài 30 (trang 64 SGK Toán 7 Tập 1): 

Cho hàm số y = f(x) = 1 - 8x. Khẳng định nào sau đây là đúng

a) f(-1) = 9?

b) f(1/2) = -3?

c) f(3) = 25 ?

Lời giải:

Ta có y = f(x) = 1 - 8x

a) f(-1) = 1 - 8(-1) = 1 + 8 = 9 nên khẳng định a là đúng.

Để học tốt Toán 7 | Giải toán lớp 7 nên khẳng định b là đúng

c) f(3) = 1 - 8.3 = 1 - 24 = -23 nên khẳng định c là sai

Bài 31 (trang 65 SGK Toán 7 Tập 1): 

Cho hàm số Giải bài 31 trang 65 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau

x-0,54,59
y-20

Lời giải:

Giải bài 31 trang 65 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Ta được bảng sau

x-0,5-304,59
y-1/3-2036



Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

 

A. Lý thuyết

1. Phương pháp:

Nếu hai đại lượng và tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a thì :

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

* Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

2. Ví dụ

Ví dụ: Hai xe máy cùng đi từ A đến B. Một xe đi hết 1 giờ 20 phút, xe kia đi hết 1 giờ 30 phút. Tính vận tốc trung bình của mỗi xe, biết rằng trung bình 1 phút xe thứ nhất đi hơn xe thứ hai 100m.

Giải:

Đổi 1 giờ 20 phút = 80 phút; 1 giờ 30 phút = 90 phút

Gọi vận tốc của hai xe lần lượt là x, y (m/p)

Vì quãng đường hai xe đi là như nhau, do đó đại lượng thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Theo đề bài ta có:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Vậy vận tốc của xe thứ nhất là 900 (m/p), vận tốc xe thứ hai là 800 (m/p)

Hướng dẫn giải bài tập SGK

Bài 16 (trang 60 SGK Toán 7 Tập 1): 

Hai đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau hay không, nếu

a)

x12458
y12060302415

b)

x23456
y30201512,510

Lời giải:

a) Ta có 1.120 = 2. 60 = 4.30 = 5.24 = 8.15 = 120.

Nên x và y là đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

b) Vì 5.12,5 ≠ 6.10 nên x và y không tỉ lệ nghịch với nhau.


Bài 17 (trang 61 SGK Toán 7 Tập 1)

Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau. Điền số thích hợp vào ô trống

x1-810
y8-4Giải bài 17 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 71,6

Lời giải:

Nhìn vào bảng ta thấy khi x = 10 thì y = 1,6. Do đó hệ số tỉ lệ a = 10.1,6 = 16.

Vậy x.y = 16.

Do đó khi x = 1 thì y = 16 : 1 = 16

Khi y = 8 thì x = 16 : 8 = 2

Khi y = -4 thì x = 16: (-4) = -4

Giải bài 17 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Khi x = -8 thì y = 16 : (-8) = -2.

Từ đó ta có bảng sau :

x12-46-810
y168-4Giải bài 17 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7-21,6
Bài 18 (trang 61 SGK Toán 7 Tập 1): 
Cho biết 3 người làm cỏ một cánh đồng hết 6 giờ. Hỏi 12 người (có cùng năng suất) làm cỏ cánh đồng đó hết bao nhiêu thời gian?

Lời giải:

Với cùng một cánh đồng nên số người làm cỏ hết cánh đồng đó và số giờ là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Hệ số tỉ lệ bằng 3.6 = 18.

Gọi số giờ để 12 người làm cỏ hết cánh đồng là x (giờ)

Theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có x.12 = 18 suy ra x = 1,5.

Vậy 12 người làm cỏ cánh đồng hết 1,5 giờ (1 giờ 30 phút)

Bài 19 (trang 61 SGK Toán 7 Tập 1): 

Với cùng số tiền để mua 51 mét vải loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải loại II, biết rằng giá tiền 1 mét vải loại II chỉ bằng 85% giá tiền vải loại I?

Lời giải:

Gọi giá tiền 1 mét vải loại I là x1; giá tiền 1m vải loại II là x2.

Với cùng một số tiền, số mét vải loại I và loại II mua được tương ứng là y1; y2 (m).

Theo đề bài có: y1 = 51; x2 = 85%.x1 = 0,85.x1.

Với cùng một số tiền thì giá tiền 1 mét vải và số vải mua được là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

Giải Bài 19 trang 61 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải Toán lớp 7

Vậy với cùng số tiền đó ta có thể mua được 60m vải loại II.

Bài 20 (trang 61 SGK Toán 7 Tập 1): 

Đố vui. Trong một cuộc thi chạy tiếp sức 4.100m đội thi gồm voi, sư tử, chó săn và ngựa chạy với vận tốc theo thứ tự tỉ lệ với 1 : 1,5 : 1,6 : 2. Hỏi đội đó có phá được "kỉ lục thế giới" là 39 giây không biết rằng voi chạy hết 12 giây?

Lời giải:

Gọi vận tốc của voi, sư tử, chó săn, ngựa lần lượt là vvoi; vst; vcs; vngua (m/s).

Thời gian chạy tương ứng là tvoi; tst; tcs; tngua (giây).

Theo đề bài, vận tốc của voi, sư tử, chó săn, ngựa lần lượt tỉ lệ với 1; 1,5; 1,6; 2 nghĩa là:

Giải Bài 20 trang 61 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán lớp 7

Thời gian voi chạy hết 12 giây nên tvoi = 12 giây

Trên cùng một quãng đường 100m thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

Giải Bài 20 trang 61 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán lớp 7

Vậy thời gian cả đội chạy hết quãng đường 4.100m là:

12 + 8 + 7,5 + 6 = 33,5 < 39.

Vậy đội đã phá được kỉ lục 39 giây.

Bài 21 (trang 61 SGK Toán 7 Tập 1): 

Ba đội máy san đất làm ba khối lượng công việc như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 4 ngày, đội thứ hai trong 6 ngày và đội thứ ba trong 8 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy (có cùng năng suất) biết rằng đội thứ nhất có nhiều hơn đội thứ hai 2 máy?

Lời giải:

Gọi số máy của ba đội theo thứ tự là :x1,x2,x3 (máy)

Theo đề bài ta có : x1-x2=2

Vì các máy có cùng năng suất nên số máy và số ngày hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Do đó ta có :4x1 = 6x2 = 8x3 hay Giải bài 21 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Giải bài 21 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Giải bài 21 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Số máy của ba đội theo thứ tự là 6 ; 4 ; 3 (máy )

Bài 22 (trang 62 SGK Toán 7 Tập 1): 

Một bánh răng cưa có 20 răng quay một phút được 60 vòng. Nó khớp với một bánh răng cưa khác có x răng. Giả sử bánh răng cưa thứ hai quay một phút được y vòng. Hãy biểu diễn y qua x.

Lời giải:

Bánh thứ 1 có 20 răng quay với vận tốc 60 vòng/phút.

Bánh thứ 2 có x răng quay với vận tốc y vòng/phút.

Vì số răng cưa của bánh và tốc độ quay là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

x.y = 20.60 = 1200 hay Giải bài 22 trang 62 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Bài 23 (trang 62 SGK Toán 7 Tập 1): 

Hai bánh xe nối với nhau bởi một dây tời. Bánh xe lớn có bán kính 25cm, bánh xe nhỏ có bán kính 10cm. Một phút bánh xe lớn quay được 60 vòng. Hỏi một phút bánh xe nhỏ quay được bao nhiêu vòng?

Lời giải:

Bánh xe lớn có bán kính r1 = 25cm, vận tốc quay = 60 vòng/phút.

Bánh xe nhỏ có bánh kính r2 = 10cm, vận tốc quay = x vòng/phút.

Vì hai bánh xe nối nhau bằng dây tời nên vận tốc quay tỉ lệ nghịch với chu vi hay vận tốc quay tỉ lệ nghịch với bán kính.

Theo tính chất ta có: 25.60 = 10.x

Giải Bài 23 trang 62 SGK Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán lớp 7

Vậy bánh xe nhỏ quay với vận tốc 150 vòng / phút.

Chương 2- Bài 3 : Đại lượng tỉ lệ nghịch

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa tỉ lệ nghịch

   + Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = a/x hay xy = a ( với a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

   + Khi đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau

Ví dụ: Nếu y = 3/x thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỷ lệ là 3

2. Tính chất

Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:

   + Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn luôn không đổi

   + Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỷ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a thì :

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án


3. Ví dụ

Ví dụ 1: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ là 3. Biểu diễn y theo x

hướng dẫn

Ta có x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ là 3

Khi đó ta có: y = 3/x

Do đó y tỉ lệ x theo hệ số tỉ lệ là 3 

B. Bài tập

Bài 1: Chia số 84 thành các phần tỉ lệ nghịch với các số 3; 5; 6

Hướng dẫn giải:

Gọi x, y, z là ba phần theo thứu tự tỉ lệ nghịch với các số 3; 5; 6

Ta có:Trắc nghiệm Đại lượng tỉ lệ nghịch - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết và x + y + z = 84

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Bài 2: Một người đi từ thành phố A đến thành phố B hết 4 giờ. Khi đi từ B trở về A, người đó tăng vận tốc thêm 2km mỗi giờ vì thế thời gian lúc về ít hơn thời gian lúc đi là 48 phút. Tính đoạn đường AB.

Hướng dẫn giải:

Thời gian người đó đi từ B về A là:

t2 = 4h - 48 phút = 3h 12 phút = Trắc nghiệm Đại lượng tỉ lệ nghịch - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Gọi vận tốc lúc đi là v (km/h) thì vận tốc lúc về là (v + 2) km/h

Quãng đường đi không đổi nên vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

Khi đó ta có:

Trắc nghiệm Đại lượng tỉ lệ nghịch - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Do đó: v = 8 (km/h) ⇒ s = 32 (km)


Hướng dẫn giải Bài tập SGK

Bài 12 (trang 58 SGK Toán 7 Tập 1): Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 8 thì y = 15.

a) Tìm hệ số tỉ lệ.

b) Hãy biểu diễn y theo x.

c) Tính giá trị của y khi x = 6 và x = 10.


Kiến thức áp dụng

+ Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức Giải bài 12 trang 58 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7 hay xy = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.

+ Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch:

Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch thì tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ).

Lời giải:

a) x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo tỉ số a

Khi đó ta có Giải bài 12 trang 58 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7 hay x.y = a.

Theo đề bài x=8 thì y =15 nên a = x.y = 8.15 =120

Vậy y và x tỉ lệ nghịch theo hệ số 120.

b)Biểu diễn y theo x : Giải bài 12 trang 58 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

c)Khi x = 6 thì Giải bài 12 trang 58 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7 .

Khi x= 10 thì Giải bài 12 trang 58 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Bài 13 (trang 58 SGK Toán 7 Tập 1): Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau :

x0,5-1,246
y3-21,5

Lời giải:

Gọi hệ số tỉ lệ của x và y là a, nghĩa là Giải bài 12 trang 58 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7 hay x.y = a.

Ta có x = 4 thì y = 1,5 nên suy ra a = x.y = 4.1,5 = 6.

Vậy x.y = 6.

Khi x = 0,5 thì y = 6 : 0,5 = 12.

Khi x = -1,2 thì y = 6 : (-1,2) = -5

Khi y = 3 thì x = 6 : 3 =2

Khi y = -2 thì x = 6 : (-2) = -3.

Khi x = 6 thì y = 6 : 6 = 1.

Vậy ta có bảng sau :

x0,5-1,22-346
y12-53-21,51

Bài 14 (trang 58 SGK Toán 7 Tập 1): Cho biết 35 công nhân xây một ngôi nhà hết 168 ngày. Hỏi 28 công nhân xây một ngôi bao nhiêu ngày? (Giả sử năng suất làm việc của mỗi công nhân là như nhau)

Lời giải:

Vì năng suất làm việc của mỗi người là như nhau nên số công nhânsố ngày xây xong ngôi nhà là hai đại lượng tỉ lệ nghịch .

Gọi số công nhân là y (công nhân); số ngày xây xong ngôi nhà là x (ngày)

Ta có x.y = a

Khi y = 35 thì x = 168 nên ta có a = 35.168 = 5880.

Do đó x.y = 5880.

Vậy khi y = 28 thì x = 5880 : 28 =210.

Vậy 28 công nhân xây ngôi nhà đó hết 210 ngày.

Bài 15 (trang 58 SGK Toán 7 Tập 1): 

a) Cho biết đội A dùng x máy cày (có cùng năng suất) để cày xong một cánh đồng hết y giờ. Hai đại lượng x vày có tỉ lệ nghịch với nhau không?

b) Cho biết x là số trang đã đọc xong và y là số trang còn lại chưa đọc của một quyển sách. Hỏi x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?

c) Cho biết a(m) là chu vi của bánh xe, b là số vòng quay được của bánh xe trên đoạn đường xe lăn từ A đến B. Hỏi a và b có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?

Lời giải:

a) Tích xy là hằng số ( diện tích cánh đồng ) nên x và y tỉ lệ nghịch với nhau

b) Tổng x + y là hằng số (tổng số trang của quyển sách ) nên x và y không tỉ lệ nghịch với nhau.

c) Tích ab là hằng số (chiều dài đoạn đường từ A đến B ) nên a và b tỉ lệ nghịch với nhau.